Tìm hiểu cấu tạo của cửa cuốn tự động.

12:52:44   12/07/2017

Bạn đang muốn tìm hiểu về cấu tạo của cửa cuốn tự động để có thể biết được chức năng của từng bộ phận trong hệ thống cửa cuốn? Cửa cuốn sẽ phát huy được tối đa độ bền nếu như các bộ phận luôn luôn hoạt động êm ái và hiệu quả. Hãy theo dõi nội dung dưới đây của trung tâm sửa chữa cửa cuốn giá rẻ Tân Việt để có nhiều thông tin bổ ích nhé.

Cấu tạo của cửa cuốn tự động như thế nào?

- Điểm móc và khe thoáng của nan lá cửa cuốn thuộc phần thân cửa cuốn. Nếu cửa có kích thước lớn và trọng lượng nặng thì các điểm móc nên được bố trí càng dày càng tốt.
- Bọ nhựa (nhựa bịt đầu nan lá) có tác dụng giữ các nan lá cố định khi đã luồn vào nhau. Bọ nhựa có kết cấu theo từng loại nan lá và được lắp đặt theo kiểu 1 nan có và 1 nan không.
- Bộ lá đáy:  là  phần lá kết thúc phía dưới của thân cửa cuốn. Bộ phận này có tác dụng chịu lực toàn bộ phần thân cửa cuốn. Và lá đáy  còn được thiết kế để lắp được các bộ phận mở rộng khác như: tự dừng và còi báo động khi gặp vật cản.
- Thanh ray cửa cuốn: phải được lắp đặt chính xác gần như tuyệt đối để dẫn hướng phần thân cửa cuốn lên xuống. Đối với cửa cuốn tự động, phần ray này sẽ được gắn thêm 1 bộ phận dẫn điện để gắn thiết bị tự dừng và cói báo động.
- Con lăn là bộ phận được gắn trên đầu 2 thanh ray có tác dụng làm giảm ma sát khi cửa đóng mở và giữ nan lá đi theo 1 hướng nhất định không bị va chạm đến những chỗ khác.

- Bộ phận luồn nẹp nhựa hay các loại ron làm giảm khe hở giửa nan lá và ray. Các nẹp nhựa và ron được luồn vào phần ray cửa  có tác dụng giảm sự cọ sát của nan lá và ray gây ra tiếng ồn.
- Ti đồng có tác dụng kết nối  lo xo và dây điện nhằm dẫn điện và ngắt điện từ lá Inox. Khi ti đồng xuống hết phần lá Inox thì sẽ ngắt điện nhằm vô hiệu hóa thiết bị tự dừng để thân cửa cuốn có thể đóng hết.
- Rơle cũng là 1 bộ phận của thiết bị tự dừng, được gắn âm bên trong các lá đáy. Khi gặp vật cản rơle sẽ được bật lên và cửa sẽ tự dừng, hay đảo chiều chạy lên.  Nếu bạn gắn  thêm thiết bị báo động cho hệ thống cửa cuốn gia đình mình thì cói sẽ hú lên cho đến khi không còn vật cản.
- Đai nhựa hay bát nhựa được gắn vào trục cuốn để liên kết phần thân lá cửa cuốn vào trục. Có tác dụng tạo ra khoảng cách giữa thân là và phần trục tránh hư hỏng lá khi cuốn trực tiếp vào trục cửa cuốn.
- Điểm liên kết phần thân lá vào bát nhựa của trục cửa cuốn.
- Thân trục của cửa cuốn là bộ phận trục cuốn phần thân lá cửa cuốn khi motor cửa cuốn của cửa tự động hoạt động.
- Thiết bị đóng vai trò làm chốt cố định của trục cuốn, nằm âm trong trục cuốn liên kết với mặt lắc phụ để trục có thể xoay và cuốn khi motor hoạt động
- Mặt lắc chính (hay còn gọi là mặt bích chính) là bộ phận quan trọng có tác dụng chịu toàn bộ tải trọng của phần thân cửa cuốn, liên kết trục cuốn với motor, giữ trục cuốn. Mặt lắc gồm có lắc chính và lắc phụ phải lắp đặt chuẩn xác về độ cân bằng và phải song song với nhau.
- Nan lá của cuốn là bộ phận của thân của cuốn. Các nan lá được liên kết với nhau qua các điểm móc của lá này và chân của lá khác. Cửa có kích thước bề ngang càng lớn thì lá càng phải dày để tránh bị võng khi có lực tác động vào phần thân cửa.
- Zoăn cao su của lá đáy có tác dụng ngăn chặn nước vào nhà khi trời mưa và tránh phần kim loại tiếp xúc trực tiếp với nền nhà. Giúp giảm chấn và tiếng kêu to khi đóng cửa cuốn.
- Chuông báo động cửa cuốn có tác dụng  thông báo khi có tác động ngoại lực, tăng cường an ninh và cũng là thiết bị báo động khi gặp vật cản.
- Thiết bị điều khiển (tay điều khiển cửa cuốn) dùng để điều khiển cửa cuốn tự động từ xa. Hiện các thiết bị này đa số sử dụng mã cố định mà có các thiết bị phá mã để đột nhập.
- Thiết bị điều khiển âm tường thường được gắn trong nhà và cố định gần cửa cuốn. Thiết bị này có tác dụng điều khiển đóng/mở cửa cuốn.
  - Bộ nhận là thiết bị điện tử điều khiển hoạt động của cửa cuốn.  Điều khiển cửa cuốn đóng mở lên xuống thông qua sóng radio hoặc hồng ngoại qua thiết bị điều khiển từ xa.
Trên đây là thông tin sơ qua về một số các bộ phận của cửa cuốn tự động. Chúng tôi chia sẻ để quý khách có thêm thông tin bổ ích về sản phẩm mà mình lựa chọn. Tuy nhiên để có thể hiểu cơ chế của từng bộ phận để có thể lắp đặt và sửa chữa thì cần phải nhờ đến những người thợ lành nghề giàu kinh nghiệm hỗ trợ.

Dự án
  • Top